Sáng Tạo Việt Nam VN
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Lao động – Sáng Tạo
  • Khoa học – Công nghệ
  • Nhân vật
  • Thương hiệu
  • Văn Hóa – Xã Hội
  • Tư liệu hiệp hội
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Lao động – Sáng Tạo
  • Khoa học – Công nghệ
  • Nhân vật
  • Thương hiệu
  • Văn Hóa – Xã Hội
  • Tư liệu hiệp hội
Sáng Tạo Việt Nam VN
Không có kết quả
Hiện thị tất cả kết quả
Trang chủ Khoa học - Công nghệ

Sử dụng vi lượng đất hiếm trong chăn nuôi cá

28/10/2021
tại Khoa học - Công nghệ
0
Share on FacebookShare on Twitter

LĐST – Vi lượng đất hiếm có tác dụng như kháng sinh nhưng không để lại dư lượng trong vật nuôi, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam đã thử nghiệm thành công mô hình chăn nuôi sử dụng đất hiếm.

Mô hình nuôi cá trắm cỏ được các nhà khoa học của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Atomfeed Việt Nam triển khai từ tháng 12/2020 tại xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Nhóm nghiên cứu đã chọn thời điểm mùa đông khi thời tiết khắc nghiệt nhất thả cá để đưa ra đánh giá tác dụng của vi lượng đất hiếm. Trên diện tích 3.100 m2, có 7.664 con cá giống, trọng lượng cá khoảng 350-420g/con thả nuôi thử nghiệm. Mật độ nuôi này cao gấp ba lần bình thường và trọng lượng cá giống nhỏ hơn ba lần. Sau gần 10 tháng, sản lượng cá khi đến vụ là khoảng 20 tấn.

231-616942964dea2

Vi lượng đất hiếm mang lại hiệu quả cao, giá trị dinh dưỡng vật nuôi tốt

Ở điều kiện nhiệt độ thấp, bình thường người nuôi sẽ không thả cá giống vì tỷ lệ chết rất cao. Tuy nhiên ở ao thử nghiệm cá vẫn sinh trưởng, phát triển tốt. Với trên 7.000 cá giống, tỷ lệ chết chỉ 20-30 con (tỷ lệ cá chết thông thường bởi các điều kiện tự nhiên như nóng quá, lạnh quá, thay đổi thời tiết bất chợt… là 5-7%).

Theo nhóm nghiên cứu, trước khi thả cá giống, vi lượng đất hiếm được đưa vào xử lý môi trường nước để không còn tạp chất có hại. Sau đó vi lượng cũng được trộn vào thức ăn giúp cá ăn ít hơn nhưng giá trị dinh dưỡng cao hơn. Cứ một kg cá cho 2,1-2,2 kg thức ăn, trong khi thức ăn thông thường cần đến 2,8 kg thức ăn/kg cá.

Ở vật nuôi, trong thức ăn có các vi lượng đất hiếm sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, có tác dụng như kháng sinh, nhưng không để lại dư lượng trong con vật mà đào thải qua đường tiêu hóa. Các enzym sinh ra trong quá trình tiêu hóa giúp vật nuôi khỏe mạnh, kháng lại các điều kiện khắc nghiệt.

Theo tính toán, một kg thức ăn khi phối trộn nguyên tố đất hiếm sẽ tăng giá thêm gần 200 đồng. Đây cũng là mức giá phổ biến ở những quốc gia ứng dụng vi lượng đất hiếm vào chăn nuôi, nông nghiệp. Nguyên tố này có thể sử dụng cho các loại vật nuôi khác nhau theo tỉ lệ phối trộn nhất định.

Thức ăn được sản xuất từ những nguyên liệu hữu cơ kết hợp với chế phẩm vi lượng đất hiếm không chất tạo mùi, không có chất tăng trọng. Cá lớn đạt theo biểu đồ tăng trưởng: cá chắc thịt, không bị phình bụng, không bị nhiều mỡ. Dự kiến sau khi kết thúc giai đoạn nuôi thử nghiệm tại Hà Nam, Atomfeed sẽ mở rộng mô hình nuôi cá rộng đến 4,5ha tại Thanh Trì, Hà Nội.

TS. Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam cho biết, ứng dụng vi lượng đất hiếm vào nông nghiệp đang thể hiện hiệu quả vượt trội và có nhiều tiềm năng. Hiện có bốn ngành mà năng lượng nguyên tử đang được ứng ụng gồm: y tế (chẩn đoán và điều trị ung thư), nông nghiệp (chiếu xạ, xuất khẩu, tạo giống cây trồng), công nghiệp (kiểm tra, đánh giá công trình) và tài nguyên môi trường.

Trên thế giới, nhiều nước đã ứng dụng đất hiếm trong trồng trọt và chăn nuôi khi tình trạng kháng kháng sinh ở vật nuôi lan rộng. Đến năm 2006, Thụy Điển cấp phép tạm thời sử dụng vi lượng đất hiếm trong thức ăn chăn nuôi. Qua quá trình dài nghiên cứu, thử nghiệm, đến năm 2020, châu Âu chính thức cấp phép cho vi lượng đất hiếm để sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.

Minh Hiếu

Tin liên quan

Mô hình 5C: Mô hình chăm sóc sức khỏe toàn diện là năm trụ cột cần thiết cho mỗi gia đình hiện đại
Khoa học - Công nghệ

Mô hình 5C: Mô hình chăm sóc sức khỏe toàn diện là năm trụ cột cần thiết cho mỗi gia đình hiện đại

08/12/2021
121-6189f17f4efd0
Khoa học - Công nghệ

Phóng thành công vệ tinh NanoDragon của Việt Nam lên quỹ đạo

09/11/2021
trituenhantao-6185dc8cbf8b8
Khoa học - Công nghệ

Việt Nam: Cần xây dựng tiêu chuẩn đạo đức cho Trí tuệ nhân tạo

06/11/2021
hoacaycanh-6184e32b494a5
Khoa học - Công nghệ

Hà Nội: Ứng dụng công nghệ cao trong phát triển hoa, cây cảnh

05/11/2021
hanghoa-618501e1bfb18
Khoa học - Công nghệ

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa giúp xây dựng thương hiệu Việt

05/11/2021

Bài nổi bật

Những địa danh lịch sử trong ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội

Những địa danh lịch sử trong ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội

28/10/2021
Phát triển bền vững năng lượng Việt Nam

Phát triển bền vững năng lượng Việt Nam

28/10/2021
hoinghikc-617f73b1b5d50

Làm chủ nhiều kỹ thuật hiện đại phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

02/11/2021

Duyệt theo chuyên mục

Duyệt theo thẻ

4 điểm quan trọng đời người Bộ sách Enzyme cao tốc cao tốc hà nội - hải phòng Cleo Hồ Trần Phương Nga lao động-sáng tạo Mô hình 5C Mô hình chăm sóc sức khỏe toàn diện Nan House Homestay Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội nhân vật NSƯT Hồng Hạnh - Giám đốc Nhà hát NSƯT Nông Thị Bích Kim NSƯT Trần Quốc Đạt - Phó Giám đốc Nhà hát thu phí không dừng Thương hiệu tin tức TS. Trịnh Xuân Đức tư liệu hiệp hội viện SIIEE Văn hóa - xã hội Xoá term: Nhà hát Ca múa nhạc Quân Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội Đại tá
Sáng Tạo Việt Nam VN

Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam
Giấy phép số 171/GP-TTĐT của Cục PTTH-TTĐT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17 tháng 9 năm 2020.

Chịu trách nhiệm nội dung: NGUYỄN CAO THÂM.
Thư kí Tổng Hợp: NGUYỄN TRANG NHUNG.

Địa chỉ: Cung Trí Thức, Số 1, Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0913.841.443 - 0984.163.636
Email: tapchiin.ldst@gmail.com

Design by Sáng Tạo Việt Nam (2021)
Đề nghị ghi rõ nguồn "https://sangtaovietnam.vn" khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này

Không có kết quả
Hiện thị tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Lao động – Sáng Tạo
  • Khoa học – Công nghệ
  • Nhân vật
  • Thương hiệu
  • Văn Hóa – Xã Hội
  • Tư liệu hiệp hội

Design by Sáng Tạo Việt Nam (2021)
Đề nghị ghi rõ nguồn "https://sangtaovietnam.vn" khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này